Bài đã đăng
  1. Kho Sàn Gỗ Phú Quý Kiên Giang - 2024

    Kho Sàn Gỗ Phú Quý Kiên Giang - 2024

    Kiên Giang, miền tây Nam Bộ của Việt Nam, nổi tiếng với những bãi biển đẹp mê hồn, những c...
    Mar 16, 2024 Post by KHOSANGO
  2. Tư vấn mẫu sàn gỗ cho phòng khách tốt nhất

    Tư vấn mẫu sàn gỗ cho phòng khách tốt nhất

    Trong không gian sống của mỗi gia đình, phòng khách luôn được xem là trái tim, nơi sum họp...
    Feb 25, 2024 Post by KHOSANGO
  3. Khám Phá Sự Sang Trọng: Sàn Gỗ và Phong Cách Nội Thất Hiện Đại

    Khám Phá Sự Sang Trọng: Sàn Gỗ và Phong Cách Nội Thất Hiện Đại

    Trong thế giới của thiết kế nội thất, sàn gỗ đóng vai trò không chỉ là một phần nền tảng m...
    Jan 7, 2024 Post by KHOSANGO
Bình luận đã gửi
  1. Mua sàn gỗ ở đâu chất lượng cao cấp giá rẻ? Thursday, Jul 9, 2020
    Địa chỉ tin cậy, sẽ ghé trong thời gian tới!...
    Comment by Phan Thị
  2. 14 bước hướng dẫn lắp đặt sàn gỗ công nghiệp Thursday, Jul 9, 2020
    Hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể, người tay ngang ...
    Comment by Nguyễn Nghĩa
  3. Lựa chọn sàn gỗ công nghiệp cao cấp Thursday, Jul 9, 2020
    Ai đó có thể nói rõ hơn về giá của loại sàn này kh...
    Comment by Cao Phát

Sự khác nhau về cách phân loại sàn gỗ tại Việt Nam với các nước khác

Trên đây là những thông tin cơ bản mà Kho Sàn Gỗ muốn chia sẽ đến quý khách hàng để có cái nhìn tường tận về các loại sàn gỗ. Việc lựa chọn sàn gỗ nào, màu sắc ra sao còn tuỳ thuộc vào sở thích cũng như gu thẩm mỹ của từng người

Sự khác nhau về cách phân loại sàn gỗ tại Việt Nam với các nước khác:

Tại Việt Nam, bạn chỉ nghe người bán hàng nói về hai dòng sản phẩm: Sàn gỗ tự nhiên (Hardwood floor) và Sàn gỗ công nghiệp (Laminated  floor).

Trên thực tế, ở các nước khác, đặc biệt là các nước Âu, Mỹ, người ta chia thành 3 dòng sản phẩm, cụ thể như sau:

 * Sàn gỗ tự nhiên, tên tiếng anh là Hardwood floor.

 * Sàn gỗ công nghiệp hoàn toàn, tên tiếng anh là Laminated  floor.

 * Sàn gỗ bán tự nhiên (sàn gỗ kỹ thuật), tên tiếng anh là engineered hardwood floor.

Vậy! Để phân biệt được những loại sàn trên, chúng ta cùng nhau tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Sàn gỗ tự nhiên: (Hardwood floor)

Sàn gỗ tự nhiên, là loại ván sàn được làm hoàn toàn bằng gỗ tự nhiên, không pha gỗ tạp, không chia thành các lớp như loại sàn gỗ công nghiệp hay sàn gỗ bán tự nhiên.

Về chủng loại sàn gỗ tự nhiên, hiện cũng có nhiều loại sản phẩm, nhiều loại giá thành và nhiều màu sắc để lựa chọn theo gam màu yêu thích của bạn.

Xét về chủng loại gỗ, có thể chọn: sàn gỗ thông, sàn gỗ căm xe, sàn gỗ teak (giá tỵ), sàn gỗ chiu liu, sàn gỗ giáng hương, sàn gỗ gỗ đỏ, sàn gỗ tràm bông vàng... Nhờ sự đang dạng này, mà sàn gỗ tự nhiên có thể đáp ứng đa dạng các nhu cầu khác nhau về màu sắc của sàn gỗ.

Với mỗi một loại sàn gỗ tự nhiên làm từ các loại gỗ trên, lại có thể chia thành sàn gỗ liền thanh nguyên (solid), sàn gỗ ghép kiểu UNI () (ghép liền, các mối nối ghép song song với nhau) và sàn gỗ ghép FJL( Finger Joint Length), (ghép liền, các mối nối ghép không song song với nhau).

Sàn gỗ công nghiệp: (Laminate Floor)

Sàn gỗ công nghiệp (laminated wood floor), là loại sàn không được làm từ các loại gỗ thật, mà làm từ các tấm ván ép (HDF/MDF). Chất liệu tạo ra các tấm ván ép HDF/MDF  là sợi xơ (fiberboard). Các loại sợi xơ này cũng là nguyên liệu để tạo các các loại thùng các tông (carton box). Như vậy, sàn gỗ công nghiệp, về mặt bản chất là làm từ các nguyên/vật liệu “tái chế”.


Vì vậy lợi thế của sàn gỗ công nghiệp là nó có độ cứng cao, độ ổn định cao, được tẩm sấy và sản xuất theo đúng tiêu chuẩn, nên sẽ có độ bền hơn. Trên góc độ tiêu dùng, ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp , là giá thành rẻ. Bạn có thể mua gỗ công nghiệp với giá rẻ nhất từ 115.000 đ/m2. Trong khi đó, loại sàn gỗ tự nhiên rẻ nhất cũng có giá thành từ 550.000đ/m2. Màu sắc của sàn gỗ công nghiệp cũng rất đa dạng, bạn có thể chọn loại sáng màu, tối màu, chọn loại vân trên bề mặt của sàn..v.v.. 

Sàn gỗ bán công nghiệp/tự nhiên (sàn gỗ kỹ thuật): (Engineered hardwood floor)

Các nước Âu/Mỹ gọi tên loại sàn gỗ này là engineered hardwood floor. Nguyên liệu để tạo ra loại sản phẩm này bao gồm cả phần gỗ thật và các loại chất tái chế. Cụ thể, phần lõi của sàn gỗ, là lớp gỗ tái chế, lớp trên bề mặt của sản phẩm, là gỗ thật dày 3mm, còn loại gỗ gì thì tuỳ thuộc vào từng nhà sản xuất. lớp dưới là các lớp gỗ  tái chế, giống như loại sàn gỗ công nghiệp. 

Sau lúc ép, gia công định hình sàn gỗ Engineered được sơn trên hệ thống dây chuyền sơn 7 lớp khiến cho bề mặt sàn láng bóng, bền đẹp, với khả năng chống trầy xước cao. Chính vì vậy cho nên, sàn gỗ kĩ thuật Engineered mang đến  sự mạnh mẽ, vững chãi ko kém gì sàn gỗ tự nhiên nhưng lại triệt tiêu được những vấn đề co ngót, giãn nở... Do ván sàn gỗ Engineered mang bề mặt giống như sàn gỗ truyền thống nhưng sở hữu kết cấu ổn định hơn, nên chúng rất phù hợp sở hữu phổ biến cho nội thất nhà , mang đến vẻ đẹp sang trọng & độ bền cao hơn. Ngoài ra, sàn gỗ kỹ thuật vẫn cần sự săn sóc đúng cách thức và chăm chút để tăng thời gian tiêu dùng cũng như lưu giữ vẻ đẹp bỗng dưng được lâu hơn.


Đây là dòng sản phẩm lai ghép, vừa lấy ưu điểm của sàn gỗ tự nhiên (khi sử dụng phần lõi là gỗ tự nhiên, qua đó tăng độ ổn định, độ bền của sản phẩm) và lấy ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp (khi sử dụng các chất tái chế, giúp giá thành giảm, màu sắc của sàn phẩm cũng đa dạng như sàn gỗ công nghiệp).

Ở Việt Nam, dòng sản phẩm này không được phổ biến như dòng sản phẩm gỗ công nghiệp.

Vậy chốt lại vấn đề! Lời khuyên của bạn khi khi chọn và sử dụng sàn gỗ?

Trên đây là những thông tin cơ bản mà Kho Sàn Gỗ muốn chia sẽ những thông tin đến quý khách hàng để có cái nhìn tường tận về các loại sàn gỗ. Việc lựa chọn sàn gỗ nào, màu sắc ra sao còn tuỳ thuộc vào sở thích cũng như gu thẩm mỹ của từng người. Hơn hết là cảm thấy phù hợp với nhu cầu cũng như giá thành mà bạn cho là hợp lý. Rất mong được sự ủng hộ cũng như góp ý của quý khách hàng. 
Mọi thắc mắc hoặc cần sự tư vấn, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số
 Tổng đài CSKH: 1900.63.69.68 để được hỗ trợ! 

Tags:

bình luận